An toàn 1,1-Difluoroethan

Trong lọ xịt bụi có chứa DFE

DFE là chất gây say nếu hít phải và nguy hiểm cho sức khỏe. Chi phí thấp, dễ dàng có sẵn và đóng gói trong các lọ xịt bụi, các bình xịt khiến DFE được sử dụng rộng rãi, đôi khi là lạm dụng. Nếu cố tình hít phải hoặc xông khí vào họng thì có thể dẫn đến tử vong. DFE gây ra cái chết tức thời của nhiều cá nhân bằng cách gây ra chứng rối loạn nhịp tim, gây tử vong.[7] Một số báo cáo về các vụ tai nạn xe hơi gây tử vong có liên quan đến việc các tài xế lái xe hít phải DFE.[8][9][10] TĐể giảm tình trạng hít phải, chất đắng nhân tạo được thêm vào sản phẩm nhằm cảnh báo người dùng nếu như họ đang hít phải. Tuy nhiên biện pháp này không bị ràng buộc về mặt pháp lý và không ngăn chặn việc sử dụng tràn lan sản phẩm này như một loại thuốc.

Trong một nghiên cứu của DuPont, cho chuột phơi nhiễm nồng độ 25.000 ppm (67,485 mg m−3) trong 6 giờ mỗi ngày, 5 ngày một tuần trong 2 năm. Nghiên cứu cho thấy DFE nằm trong mức tác hại không quan sát được (no-observed-adverse-effect level, NOAEL). Phơi nhiễm kéo dài với DFE có ảnh hưởng tới người qua sự phát triển của bệnh động mạch vànhđau thắt ngực.[11]

Mặc dù không quá dễ cháy ở dạng khí, 1,1-difloroetan có thể cháy trong một số điều kiện nhất định. Trên một số bình xịt bụi có nhãn cảnh báo an toàn. Khi chuyển sang phun chất lỏng, aerosol của hợp chất florocacbon rất dễ bắt lửa, tạo ra vụ nổ rất lớn và giải phóng khí cực độc như hydro fluoride và cacbonyl fluoride.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 1,1-Difluoroethan http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg1/a... http://www.chemspider.com/Chemical-Structure.6128.... http://www.sigmaaldrich.com/catalog/search/Product... http://www.thetimesnews.com/news/died-53343-cleane... http://www.epa.gov/ozone/geninfo/gwps.html //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16501351 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17132266 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9397568 http://toxnet.nlm.nih.gov/cgi-bin/sis/search/r?dbs... http://www.commonchemistry.org/ChemicalDetail.aspx...